[Một số chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp]

[Một số chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp]
12. Vào thời khắc đen tối nhất của Lehman Brothers, một số quỹ đầu tư có một hành động cực kỳ can đảm: nhảy vào mua nợ của Lehman. Một số quỹ nổi tiếng là Baupost của Seth Klarman, Paulson & Co của John Paulson, và Elliott Management Corp của Paul Singer. Với 8000 pháp nhân liên quan, khoản nợ trên 600 tỷ đôla Mỹ, 26.000 nhân viên, và trên 100.000 chủ nợ, Lehman xứng đáng là vụ phá sản phức tạp và lớn nhất trong lịch sử. Các giao dịch phái sinh khổng lồ với Goldman và Citigroup càng khiến cho việc đánh giá nghĩa vụ nợ của Lehman rất phức tạp. (John Paulson tuyển luôn nhân viên cũ của Lehman để tham gia vào thương vụ này.)
Vụ đánh cược này có vẻ mang lại thành quả tốt. Giá trái phiếu Lehman vào lúc thấp nhất chỉ giao dịch ở mức 8% mệnh giá. Ban đầu người ta kỳ vọng thu hồi được khoảng 21% mệnh giá trái phiếu, nhưng đến năm 2011 thì khoản nợ đã thu hồi được khoảng 45% mệnh giá. Các khoản nợ thuộc Lehman Brothers International Europe thậm chí còn thu hồi được tới 140%.
P.S: Còn nhớ quỹ Elliott này ngày xưa cũng mua lại khoản nợ 600 triệu đôla của Vinashin từ Bank of America và kiện đòi bồi thường lên tòa án ở London năm 2011. Trước đó Vinashin đưa ra phương án mua lại khoản nợ với giá 35% mệnh giá nhưng không được chủ nợ chấp nhận. Credit Suisse là bên đã đứng ra thu xếp khoản vay này cho Vinashin năm 2007. Sang đầu năm 2012 thì có vẻ các bên đã thỏa thuận được với nhau và Elliott rút lại đơn kiện. Không biết bạn nào có thông tin chi tiết hơn về thương vụ này không?
Sơn Tùng.

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.