[Kỷ niệm 10 năm ngày Lehman Brothers sụp đổ]

[Kỷ niệm 10 năm ngày Lehman Brothers sụp đổ]
[Những chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp]
8. Chiều tối thứ 6, ngày 12/09/2008, Hank Paulson, bộ trưởng tài chính Mỹ lúc đó, bước xuống máy bay trực thăng, nhanh chóng ngồi vào xe ô tô và cùng các đồng sự tiến thẳng tới trụ sở New York Fed tại số 33 phố Liberty. Bầu trời vần vũ đầy mây đen báo hiệu cơn bão đã tới trung tâm thành phố New York. Tim Geithner, chủ tịch New York Fed cùng với Chris Cox, chủ tịch SEC đã có mặt từ trước. Bất chấp thời tiết xấu, những ông trùm của thị trường tài chính (Head of Family) cũng lần lượt xuất hiện như TGĐ của JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch, Citigroup v.v
Ngoài ra còn có người đứng đầu của Bank of America và Barclay, hai người mua khả dĩ nhất cho thương vụ Lehman. Các ngân hàng châu Âu như Deutsche, RBS, BNP cũng cử người phụ trách thị trường Mỹ tới.
Những ông trùm này được yêu cầu đến New York Fed để làm một việc đặc biệt: hỗ trợ cho một đối thủ của họ thâu tóm một đối thủ khác đang ngắc ngoải. Cty ck lớn thứ 4 của Mỹ Lehman Brothers đứng trên bờ vực phá sản - giá cp đã giảm từ $66 hồi tháng 2 xuống $3.65. BofA và Barclay sẽ không mua Lehman nếu không tống khứ bớt được đống tài sản xấu(chủ yếu là nợ dưới chuẩn) trên bảng cân đối 600 tỷ USD của Lehman. Lehman hiện bị âm vốn chủ nếu hạch toán theo giá thị trường các khoản đầu tư của mình. Ví dụ danh mục đầu tư nợ dưới chuẩn của Lehman đang ghi nhận trị giá $41 tỷ nhưng giá thị trường chưa bằng một nửa.
Các ông trùm có 2 lựa chọn, bỏ tiền ra để cùng nhau cứu vớt Lehman hoặc để ngân hàng này phá sản rồi kéo cả thị trường đi xuống. Merrill Lynch, công ty chứng khoán lớn thứ 3 sẽ là con mồi tiếp theo bị nhắm tới. Bộ trưởng tài chính và Đại diện cục dự trữ liên bang Mỹ đều vô cùng lo lắng. Không chỉ hệ thống tài chính Mỹ trên bờ vực sụp đổ mà tác động của nó sẽ kéo cả nền kinh tế Mỹ đi xuống. Đám cháy trên Wall Street đã lan sang Main Street. Main Street khủng hoảng lại càng làm cho Wall Street khủng hoảng nặng hơn. Vòng xoáy khủng hoảng cứ thể tiếp diễn.
John Thain CEO của Merrill khi đang xem xét sổ sách và tìm cách giải cứu Lehman đã yêu cầu cấp dưới COO bí mật đàm phán với BofA. Qua ngày Chủ Nhật thì mọi chuyện lộ rõ là chỉ còn Barclays có khả năng cứu Lehman. CEO của các tập đoàn tài chính lớn lúc này cũng đồng ý góp tiền để thành lập một pháp nhân đặc biệt(SPV). Pháp nhân này sẽ mua bớt đống tài sản xấu của Lehman(chủ yếu là bất động sản) và để lại một Lehman sạch sẽ cho Barclays mua. Mọi chuyện tưởng như sẽ diễn ra êm đẹp thì vào phút chót, Alistair Darling bộ trưởng tài chính Anh không đồng ý cho Barclays - một ngân hàng Anh mua Lehman - một ngân hàng Mỹ. Ổng nói các ngân hàng Anh còn rất ít dự trữ và không thể dùng số dự trữ đó để cứu vớt cho các sai lầm của hệ thống tài chính Mỹ.
Vừa giận giữ vừa tuyệt vọng, bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson cay đắng nói: “Người Anh đã chơi chúng ta một cú sát ván.”
Sơn Tùng.

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.