Hiệu ứng mạng”(Network Effect) và Lợi thế quy mô(Scale)

1. Mọi người hay nhầm lẫn giữa “Hiệu ứng mạng”(Network Effect) và “Lợi thế quy mô”(Scale).
2. Một cách để phân biệt là đặt câu hỏi - “Rào cản để thoát ra của người dùng là gì?”.
3. Nếu “Rào cản thoát ra” của người dùng là thấp thì không có “Hiệu ứng mạng”. Nghĩa là người dùng có thể chuyển từ dịch vụ này qua dịch vụ của nhà cung cấp khác?
4. Uber, Lyft không có “Hiệu ứng mạng” hay còn gọi là “Lợi thế quy mô ở phía cầu”. Người dùng thường chuyển qua ứng dụng khác nếu phải chờ xe quá 5 phút hoặc giá cước tăng.
5. Tuy nhiên Uber có “Lợi thế quy mô ở phía cung” và do vậy có cơ hội để độc quyền thị trường.
6. Mặt khác, các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn có hiệu ứng mạng lưới rất mạnh vì “Rào cản thoát ra” của người dùng rất cao.
7. Người dùng đã đầu tư thời gian và công sức để xây dựng các mối quan hệ trên các nền tảng này với vô vàn kết nối, lịch sử trò chuyện, v.v. Người dùng không thể dễ dàng chuyển qua dùng dịch vụ khác nên “Rảo cản thoát ra” rõ ràng rất cao.
Ảnh: một số dạng lợi thế cạnh tranh được đề cập trong sách "The little book that builds wealth".

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.