[Cập nhật tình hình Trung Quốc]
Mấy năm gần đây, chủ đề về thị trường tài chính của Trung Quốc cứ nhấc lên lại đặt xuống. Năm nay có lẽ sẽ khác biệt chăng? Từ góc nhìn bottom up, hai tập đoàn lớn của TQ là HNA và Anbang vốn grow balance sheet rất kinh giai đoạn trước đây giờ đang phải de-leveraging, bán bớt các tài sản để trả nợ. Chính phủ TQ hôm nay đã nhảy vào nắm quyền kiểm soát Anbang, tập đoàn bảo hiểm có tổng tài trên 300 tỷ USD. Trước khi Lehman Brothers phá sản, tổng tài sản của họ là khoảng 600 tỷ USD.
Anbang được cho là huy động lượng vốn ngắn hạn qua kênh shadow banking và đem tiền đó đi mua bất động sản và thâu tóm các công ty ở nước ngoài. Ví dụ họ huy động tiền ở kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 8%/năm qua các sản phẩm tài chính(Weath Management Products). Đây là một cách lách trần lãi suất huy động của TQ. Anbang cũng từng bóp méo thị trường bảo hiểm để huy động vốn hòng giải quyết các vấn đề về thanh khoản.
Chính phủ TQ hiểu rất rõ rủi ro của hệ thống tài chính TQ với tỷ lệ nợ trên GDP cao kỷ lục. Là những nhà lãnh đạo xuất sắc, họ cố gắng lèo lái nền kinh tế vững bước trong khi giảm dần tốc độ tăng trưởng credit trong nền kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một cỗ máy cực kỳ phức tạp. Bài toán đặt ra cho Chủ Tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác là không hề dễ dàng. Sẽ có kịch hay để xem trong năm 2018 chăng?
P.S: người sáng lập tập đoàn Anbang, Wu Xiaohu lấy cháu gái của cụ Đặng Tiểu Bình nên có connection rất tốt với giới tinh hoa chính trị TQ. Anh này hình như đang bị giam ở Bắc Kinh.
P.S P.S: có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, chính phủ Trung Quốc thông báo nắm quyền điểu khiển Anbang vào ngày thứ 6 để thị trường có cả cuối tuần mà bình tâm suy ngẫm.

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.