[Định giá bằng “chim”]
Hỏi: Cụ nghĩ sao về mô hình DCF?
Buffett: tất cả hoạt động đầu tư đều là bỏ tiền ra bây giờ để thu lại nhiều hơn trong tương lai. Ý tưởng “một con chim trong tay đáng giá bằng 2 con chim trong bụi rậm” đến từ anh chàng Aesop từ những năm 600 trước công nguyên. Câu hỏi là thực sự có bao nhiêu con chim trong bụi rậm? Lãi suất chiết khấu là gì? Mức độ chắc chắn bắt được “chim” của bạn? v.v. Đó là những thứ chúng tôi làm. Nếu bạn cần dùng đến máy vi tính hay máy tính để tìm ra thì bạn không nên tham gia vào thương vụ đó. Những trường hợp đó chúng tôi xếp vào loại “quá khó”. Ý tưởng đầu tư nên rõ ràng. Bạn hiểu nó mà chẳng cần đến phần mềm Excel.
Munger: Có những quyết định kinh doanh tồi tệ nhất mà tôi chứng kiến đến từ những phân tích chi tiết. Chúng tôi coi tính toán phức tạp là “sai một cách chính xác”. Họ làm điều đó trong trường kinh doanh, bởi vì họ cần phải làm gì đó.
Buffett: Người giảng đạo phải chứng tỏ là họ biết nhiều hơn là “một con chim trong tay”. Bạn sẽ không có được chức vụ nếu bạn nói “một con chim trong tay”. “Sai chính xác” thực sự rất điên rồ. Thị trường đã chứng kiến điều đó với vụ LTCM năm 1998. Nó chỉ diễn ra với những người có IQ cao. Thị trường tháng 9 năm 2008 cũng như vây, bạn không thể tính toán độ lệch chuẩn(standard deviations) trong giai đoạn đó. Hành động của con người không tuân theo các nguyên tắc toán học. Sai lầm kinh khủng khi nghĩ rằng toán học cao cấp sẽ giúp bạn - thực ra bạn chẳng cần phải hiểu chúng bởi lẽ chúng sẽ dẫn bạn đi sai đường.
Nguồn: BRK Annual Meeting 2009 Bruni Notes

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.