Ứng dụng và giới hạn của EBIT, EBITDA - Phần 2

Xin được kể các bác nghe tiếp về cuộc trao đổi của bác Hai Lúa và Cu Tèo.

Cu Tèo hỏi: "Bác đã đọc tin tức mới nhất về Thủy sản Phú Quốc trên VFPress chưa?"
"Bác chưa đọc, có gì hay thế?"
Cu Tèo trả lời: "Tập đoàn quốc tế mua lại Phú Quốc đã bán công ty này cho một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc rồi bác ah. Bác có biết mức giá là bao nhiêu không?"
"Chẳng lẽ lại lớn hơn 660 triệu đô? " Bác Hai Lúa tò mò hỏi.
"Đúng rồi đó bác, họ đã bán được với mức giá là 726 triệu đô."
Bác Hai Lúa lại được một phen tiếc rẻ: "Trời ơi, vậy là bác lại mất thêm 66 triệu đô rồi? Tại sao mấy thằng TQ lại sẳn sàng trả tới 22 lần PE cho Phú Quốc nhỉ?"
"Thưa bác, họ vẫn trả 20 lần PE đó bác ah". Cu Tèo trả lời ngay trong sự ngạc nhiên của bác Hai Lúa. Nó bồi thêm "Nói để bác biết luôn, họ cũng trả 13.2 lần EBIT đó bác."
"Thế là thế nào hả Tèo, bác chẳng hiểu gì cả?"

Cu Tèo -đang là nhân viên tập sự tại một ngân hàng- tỏ ra uyên bác. "Để cháu chỉ bác xem nhé. Theo như báo cáo tài chính thì mà ta có thì Thủy sản Phú Quốc ghi nhận một khoản chi phí khấu hao là 25 triệu đô. Tuy nhiên trong báo cáo tài chính mới nhất thì Phú Quốc chỉ ghi nhận chi phí khấu hao này là 20 triệu đô, tức là đã công ty kéo dài thời gian khấu hao. Lúc này ta có EBIT của Phú Quốc là = 55 triệu đô và Net Income là 36.3 triệu đô. 20 lần net income lúc này bằng 762 triệu đô."




Trầm ngâm một lúc, bác Hai Lúa nói. "Như vậy có vẻ như chỉ bằng cách kéo dài thời gian khấu hao cho tài sản, Phú Quốc đã làm tăng giá trị của công ty từ 660 triệu lên 762 triệu. Tuy nhiên, bác thấy có điều gì đó không đúng ở đây. Chí phí khấu hao chỉ là trên sổ sách chứ nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng tiền vào ra của doanh nghiệp. Nếu người chủ doanh nghiệp muôn tăng chí phí khấu hao để giảm số tiền thuế phải trả thì lại là vấn đề khác. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc EV của Phú Quốc tăng lên chỉ vì một sự thay đổi trong chính sách kế toán mà thôi."

"Đúng rồi đó bác, chi phí khấu hao chỉ có giá trị trên sổ sách mà thôi. Cho dù ghi nhận khấu hao là 20 triệu hay 25 triệu thì EBITDA của công ty vẫn là 75 triệu. EBITDA là lợi nhuận trước thuế, lãi vay và các chi phí khấu hao. Nếu ta định giá 10.15 lần EBITDA thì giá trị của Phú Quốc luôn luôn là 660 triệu dù có áp dụng phương pháp khấu hao nào đi chăng nữa."

Bác Hai Lúa gật gù. "Bọn Trung Quốc chỉ quan tâm đến tỷ lệ PE và EV/EBIT nên nó đã chấp nhận trả 762 triệu đô. Như vậy là bọn nó đã bị lừa trong deal này ?"

Cu Tèo chỉ cười hì hì rồi nói "Khi so sánh mức giá của các doanh nghiệp thì người thông minh hơn sẽ sử dụng chỉ số EV / EBITDA thay vì PE. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất bác ah, điều quan trọng nhất là nếu bác quay trở lại làm việc thì nhớ thuê cháu làm phó giám đốc tài chính nhé."

Bác Hai Lúa cũng cười và nói "Bác thấy thật sự không bao giờ là quá già để học các phương pháp mới và tốt hơn cho việc phân tích báo cáo tài chính".

========
Nguồn:
+ Chapter 8 - Financial Statement Analysis (Martin Fridson & Fernando Alvarez)
+ SonTung - thành viên CLB đầu tư giá trị.

06.08.2013

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.