Phân tích cổ phiếu WCS

WCS là công ty cổ phần bến xe miền Tây. Nghành nghề chính của WCS là kinh doanh, quản lý bến xe miền Tây - một trong những bến xe quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ hành khách đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.




Bàn về doanh nghiệp.
- WCS kinh doanh dịch vụ bến xe khách nên không có hàng tồn kho. Bên cạnh đó, các khoản phải thu và tài sản lưu động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tài sản đầu tư. Công ty chủ yếu chỉ phải đầu tư vào tài sản cố định là bến xe. Các yếu tố này làm cho tỷ suất sinh lời tại mảng kinh doanh cốt lõi rất cao.
Theo số liệu tính toán cho năm 2012.
Tài sản đầu tư = các khoản phải thu + hàng tồn kho + tài sản lưu động khác + tài sản cố định
=> TSĐT = 19.5 tỷ
Ta tạm thời không trừ nợ phải trả vì nếu đưa vào nợ phải trả thì tài sản đầu tư của công ty là nhỏ hơn 0.
EBIT năm 2012 = 24.8 tỷ
=> Tỷ suất sinh lời trên tài sản đầu tư = 24.8 / 19.5 = 127%.
Tuy vậy ROE của WCS năm 2012 "chỉ là" khoảng 34%, nguyên do trong cơ cấu tài sản, công ty có hơn 40 tỷ gửi ngân hàng và 30 tỷ cho cổ đông lớn vay với lãi suất tầm 10% một năm.
- Công ty đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhưng hoàn toàn không sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Các khoản nợ chủ yếu là nợ lương nhân viên và nợ tiền thuế nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh của công ty là đơn giản và dễ hiểu.
- Cạnh tranh: Thành phố Hồ Chí Minh có 2 bến xe lớn nhất là (1) bến xe miền đông - phục vụ hành khách đi các tỉnh phía bắc và các tỉnh miền trung; (2) bến xe miền tây phục vụ hành khách đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền tây. Theo hiểu biết hiện tại của người phân tích, WCS hiện nay không gặp sự cạnh tranh trực tiếp từ một bến xe khác có chức năng, vị trí tương tự.
- Tăng trưởng: từ năm 2008 đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng ổn định từ 13.5 tỷ lên 24.9 tỷ. Trong cùng thời gian này, đáng chú ý là EBIT tăng gần gấp 3 lần từ 8.9 tỷ lên 24.8 tỷ đồng.

- Margin lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận (EBIT / Doanh thu thuần) ổn định ở mức trên 30% từ năm 2009-2012 (Năm 2008 là 26%).
- Cơ cấu cổ đông của công ty đảm bảo sự minh bạch nhất định.
MienTay3.png 

Bàn về mức giá.
- Hiện nay WCS đang giao dịch ở mức giá khoảng 51.2K, ứng với PE = Market Cap / Earning = 128 / 24.9 = 5.14. Tuy nhiên ta giả sử là khi mua vào cổ phiếu thì giá của WCS bị đẩy lên mức 60K, tương ứng với Market Cap = 150 tỷ, PE = 6.
Giả sử năm 2008 ta cũng mua WCS với PE = 6 tương ứng với market cap lúc đó 6 x 13.5 = 81 tỷ. Chúng ta sẽ thử tính xem từ năm 2008 - 2012 WCS đã kiếm được bao nhiêu tiền thực sự cho cổ đông.

MienTay_CoTuc.png 

Thu từ cổ tức = 36.94 tỷ.
Thay đổi vốn chủ sở hữu = 72.38 - 43.2 = 29.18 tỷ.
Lưu ý rằng 72.38 tỷ là số vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 (Đến bây giờ có thể cao hơn).
Như vậy sau 5.5 năm WCS đã kiếm được khoảng (36.94 + 29.18) ~ 66 tỷ cho cổ đông. Cổ đông của công ty đã thu lại được 66 / 81 = 81.5% số vốn bỏ ra ban đầu. Người phân tích cho rằng có nhiều khả năng WCS sẽ tiếp tục kiếm tiền cho cổ đông trong 5 năm tới bởi việc kinh doanh của WCS là không có nhiều thay đổi.

Nhìn qua tỷ lệ EV / E thì WCS năm 2012 sẽ hơi đắt so với WCS năm 2008.
EV = Market Cap - Exceed Cash in WC + Total Debt - Long term Investment (Loan).
Năm 2008: EV = 81 - 27.2 + 15.8 - 27 = 42.6 tỷ.
=> EV / E = 42.6 / 13.5 = 3.15 lần.

Năm 2012: EV = 149.4 - 41.3 + 30.4 - 41.8 = 96.7 tỷ.
=> EV / E = 96.7 / 24.9 = 3.88 lần.

Bù lại tỷ lệ EV / EBIT năm 2012 nhỏ hơn 2008.
Năm 2008: EV / EBIT = 42.6 / 8.97 = 4.75 lần.
Năm 2012: EV / EBIT = 96.7 / 24.8 = 3.89 lần.

- Định giá theo Free Cash Flow (FCF = Net Income + Depreciation - Capital Expenditure)

Trong 5 năm, WCS đã tạo tổng FCF = 80.24 tỷ, FCF trung bình cho giai đoạn này là 80.24 / 5 = 16 tỷ. Ta có tỷ lệ EV / FCF = 96.7 / 16 = 6 lần.
MienTay_FCF.png 

Rủi ro.
- Rủi ro tăng giá thuê đất: việc tăng giá tiền thuê đất sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và sau đó lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên người phân tích cho rằng công ty có khả năng tăng giá dịch vụ để bù lại phần chi phí tăng thêm nên lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể.
- Rủi ro di chuyển bến xe sang địa điểm khác: ủy ban nhân dân thành phố HCM có chủ trương di chuyển bến xe miền Tây ra huyện Bình Chánh. Người phân tích chưa đánh giá được khả năng khi nào cơ quan nhà nước sẽ thực hiện chủ trương này và tác động tài chính của nó tới WCS cụ thể sẽ thế nào.

Kết luận: WCS là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh rất tốt. Tuy có những rủi ro nhất định nhưng người phân tích cho rằng WCS vẫn đang ở mức giá hợp lý khi thực hiện mua ở mức giá nhỏ hơn 60K. WCS đáp ứng các tiêu chí của phong cách đầu tư “Mua công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý”.

Update: bổ sung thêm phần định giá theo FCF:
========
Em tính mức giá cụ thể của WCS theo phương pháp chiết khấu FCF như sau:
FCF 5 years average : 16B
Share outstanding: 2.5M
=> FCF per share = 16 / 2.5 = 6.4K
=> Estimated value 1 = 6.4 / (0.15 - 0.05) = 64K (Discount rate = 15%, Growth rate = 5%)
Plus net investment per share = 50 / 2.5 = 20K
Value 1: 84K

Estimated value 2 = 6.4 / (0.12 - 0.05) = 91K (Discount rate = 12%, Growth rate = 5%)
Plus net investment per share = 50 / 2.5 = 20K
Value 2: 111K
Theo em tính thì trung bình 5 năm qua, FCF của WCS tăng trưởng ở tốc độ trung bình là 7.7%, theo quan điểm thận trọng em chọn tỷ lệ tăng trưởng cho các năm tiếp theo là 5%.
Theo báo cáo tài chính Q2_2012, WCS có 47 tỷ tiền mặt trong tài sản ngắn hạn và 41 tỷ đầu tư dài hạn, sau khi trử đi toàn bộ nợ, ta có net investment = 47 + 41 - 25 = 63 tỷ. Để thận trọng em chọn con số net investment là 50 tỷ.
Như vậy theo tính toán của em thì giá trị của WCS dao động trong khoảng 84K - 111K. Với mức giá < 50K thì em cho rằng WCS clearly undervalued.
========

Nguồn : ý tưởng đầu tư của thành viên SonTung gửi tới CLB (10-07-2013).

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.