[Phần 2] Quản lý danh mục đầu tư

 
Quản lý dòng tiền và sự thanh khoản cho danh mục.
Không có nhà đầu tư nào là không thể mắc sai lầm và không có vụ đầu tư nào là hoàn hảo. Do vậy khi thực hiện một bước đi nào đó, cần đảm bảo rằng chúng ta luôn có đường lui. Nếu chúng ta mua một cổ phiếu thanh khoản như KLS vì cho rằng lợi nhuận trong quý sắp tới của doanh nghiệp này tăng đột biến, chúng ta có thể thoát ra mà không tốn nhiều chi phí khi nhận ra rằng đánh giá của mình là sai trước lúc công ty công bố kết quả. Ngược lại nếu chúng ta mua một cổ phiếu bị hủy niêm yết và không hề có kế hoạch trả lại tiền cho cổ đông thì chúng ta gần như không có đường lui cho thương vụ này. Khi nhà đầu tư không đòi hỏi phần thưởng lớn cho việc hi sinh thanh khoản, họ sẽ thường luôn luôn hối hận cho quyết định đó.

Hầu hết thời gian, thanh khoản không phải là một vấn đề quá quan trọng nếu bạn quản lý một danh mục đầu tư với mục tiêu dài hạn. Có rất ít nhà đầu tư đòi hỏi danh mục của họ phải có khả năng chuyển toàn bộ thành tiền mặt ngay lập tức. Tuy nhiên có những thời điểm mà yêu cầu thanh khoản bất ngờ xuất hiện. Chi phí của việc mất thanh khoản là rất cao nên cả danh mục đầu tư không thể để mất thanh khoản hoàn toàn. Một danh mục đầu tư nên duy trì ở trạng thái cân bằng, trong đó có thể hi sinh một phần thanh khoản để có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi phụ thuộc vào yếu tố thời gian của thanh khoản. Nếu chúng ta phải hi sinh thanh khoản trong thời gian càng dài thì rõ ràng tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi càng cao. Việc thiếu thanh khoản trong 10 năm rủi ro hơn nhiều là thiếu thanh khoản trong một tháng. Các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG Venture nên có những thượng vụ đạt lợi nhuận cao vì họ đã hi sinh thanh khoản trong thời gian dài và rủi ro mất hoàn toàn vốn rất dễ xảy ra.

Một điểm thú vị là tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán có thể chỉ là ảo tưởng. Giống như Louis Lowenstein đã nói "thị trường chứng khoán cung cấp thanh khoản cho một cá nhân nhưng không phải cho cả cộng đồng. Lợi nhuận phân phối của các công ty là phần thưởng duy nhất dành cho cộng đồng". Nói cách khác, một nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán thành tiền mặt bằng cách bán chứng khoán cho một nhà đầu tư khác nhưng tất cả các nhà đầu tư cộng lại chỉ có thể đạt được thanh khoản trong các tình huống đặc biệt như thâu tóm doanh nghiệp hay mua cổ phiếu quỹ. Khi thị trường ổn định thanh khoản có thể rất cao nhưng vào lúc khủng hoảng sự thanh khoản này có thể đột nhiên biến mất.

Khi toàn bộ danh mục của bạn là tiền mặt thì nó không có rủi ro thua lỗ. Tuy nhiên nó cũng không có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Việc đòi hỏi lợi nhuận cao trong khi giữ rủi ro thấp là một thử thách lớn. Quá trình cân bằng giữa thanh khoản kém - thanh khoản tốt, giữa lợi nhuận cao - rủi ro thấp, hiếm khi là một quá trình dễ dàng.

Đầu tư, theo một cách nào đó, là một quá trình không có hồi kết trong việc quản lý thanh khoản. Thông thường nhà đầu tư bắt đầu với sự thanh khoản tuyệt đối khi toàn bộ danh mục là tiền mặt. Sau đó nhà đầu tư bắt đầu cho số tiền này hoạt động, mua các loại tài sản có tính thanh khoản kém hơn nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Khi nhà đầu tư bán các tài sản này, sự thanh khoản lại trở về như ban đầu. Một quá trình mới lại tiếp diễn. Quá trình tuần hoàn của tính thanh khoản này có hai vai trò quan trọng. Một là nó cung cấp dòng tiền lưu chuyển trong danh mục. Dòng tiền này có vai trò quan trọng để giảm chi phí cơ hội cho nhà đầu tư. Thứ hai đó là việc các khoản đầu tư chuyển hóa lại thành tiền mặt có tác dụng thanh lọc và kích thích sự sáng tạo. Với những nhà đầu tư nắm giữ toàn bộ cổ phiếu trong danh mục(fully invested), họ có thể chểnh mảng và xao nhãng trong việc tìm kiếm các ý tưởng mới. Họ có khuynh hướng gắn bó với các ý tưởng hiện tại. Sai lầm có thể tích tụ và lại không được để ý đúng mức thì có thể dẫn tới ngày càng thua lỗ. Ngược lại, nếu các cổ phiếu trong danh mục thường xuyên trở lại thành tiền mặt, nhà đầu tư sẽ phải tích cực tìm kiếm các ý tưởng mới và tốt hơn để cho số tiền mặt này tiếp tục làm việc. (Tuy nhiên lúc này lại gặp rủi ro tái đầu tư ^_^)

Đôi lời của người dịch:
Nếu bạn mua một cổ phiếu dưới giá trị, tùy theo diễn biến thị trường mà cổ phiếu đó có thể mất 1 tháng hoặc thậm chí 3 năm để trở về giá trị thực. Và chúng ta hiếm khi có thể kiểm soát được quá trình này. Giữa hai trượng hợp, sẽ thật không may mắn cho nhà đầu tư nếu cổ phiếu mất 3 năm mới trở về giá trị thực. Việc nắm giữ nhiều cổ phiếu dưới giá trị một phần là hạn chế rủi ro này khi chúng ta không biết khi nào cổ phiếu nào sẽ trở về đúng giá trị.

OK, có những thương vụ bao gồm những sự kiện đặc biệt mà bạn cho rằng cổ phiếu đó sẽ sớm trở về giá trị thực. Sự kiện đó có thể là việc bán (một phần) tài sản, tái cấu trúc, thay đổi ban lãnh đạo, mua cổ phiếu quỹ, v.v. Trong trường hợp này, chúng ta có thể tăng tỷ trọng đầu tư vào các cổ phiếu này. Như vậy sự hấp dẫn của một thương vụ ngoài mức độ rẻ của cổ phiếu thì còn phụ thuộc vào thời gian mà bạn cho rằng cổ phiếu đó có thể trở về giá trị thực.

Một danh mục đầu tư nên có nhiều tầng thanh khoản khác nhau. Các mức độ này có thể kéo dài từ tầng thanh khoản tốt nhất là tiền mặt tới các cổ phiếu không có thanh khoản. Với các nước có thị trường chứng khoán phái sinh, người quản lý danh mục có thể đảm bảo tính thanh khoản mà không phải nắm giữ tiền mặt. Họ có thể mua quyền chọn bán cổ phiếu ở mức giá nhất định để có thể chuyển hóa chứng khoán thành tiền khi cần thiết. Tất nhiên cần đảm bảo rằng chi phí mua quyền chọn này thấp hơn là chi phí (cơ hội) khi nắm giữ tiền mặt.

Nguồn:
Sách Margin of Safety, tác giả Seth Klarman.
SơnTùng - thành viên CLB đầu tư giá trị.
25/12/2013

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.