NetNet - Công thức đánh bại thị trường của Benjamin Graham

Nguồn gốc, triết lý của phương pháp NetNet

Trong cuốn sách “The Intelligent Investor” (bản năm 1973), Graham có viết:
“It always seemed, and still seems, ridiculously simple to say that if one can acquire a diversified group of common stocks at a price less than the applicable net current assets alone—after deducting all prior claims, and counting as zero the fixed and other assets—the results should be quite satisfactory.”

Đoạn này dịch ngắn gọn ra rằng chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận “khá tốt” trong đầu tư chứng khoán nếu chúng ta mua một nhóm các cổ phiếu giao dịch ở mức giá nhỏ hơn “Net Current Asset”. Net Current Asset hay còn gọi là Net Working Capital được tính bằng cách lấy tất cả tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ (ngắn hạn và dài hạn). Phương pháp này gọi ngắn gọn là NetNet. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là nếu công ty mà bạn mua bị đóng cửa hoặc giải thể thì bạn vẫn có lời sau khi đã bán tất cả tài ngắn hạn để trả nợ. Phần tài sản dài hạn hoàn toàn chưa tính đến. Triết lý của phương pháp này chính là “mua công ty xấu với giá cực rẻ”.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp NetNet (ví dụ như nghiên cứu này). Đây là một phương pháp đơn giản(khi định giá) và có rất nhiều nhà đầu tư giá trị đã thành công với phương pháp này khi khởi nghiệp. Ngoài Benjamin Graham, chúng ta còn có thể kể đến Warren Buffett (những năm đầu khởi nghiệp khi ông quản lý Buffett Partnership), Joel Greenblatt, David Dreman, Walter Schloss, Peter Cundill, Francis Chou, etc.
Phương pháp này hiệu quả đến mức ở các thị trường chứng khoán phát triển như US hay Euro ngày nay, có rất ít Net Net stocks trên sàn dịch thông thường. Ở Việt Nam hiện nay, rất may mắn là chúng ta có rất nhiều NetNet stock trên cả 2 sàn HO và HN. Bản thân tôi đã làm quen và bắt đầu sử dụng phương pháp này từ năm 2011. Từ đó đến nay thì kết quả đạt được cũng khá tốt (đúng như lời của bác Ben đã nói) mặc dù kinh nghiệm về phương pháp này còn hạn chế. Sau đây tôi sẽ kể lại 3 vụ đầu tư theo phong cách này từ năm 2011 đến nay để chúng ta hình dung rõ hơn về NetNet approach.

Phi vụ NetNet đầu tiên của tôi là cổ phiếu VIX.
Ngày 04/07/2011, tôi tình cờ tìm thấy cổ phiếu VIX lúc đó đang giao dịch ở mức giá 6.x. BCTC Q2-2011 của VIX cho thấy Net Working Capital(NWC) tương đương 10.85 trong đó Net Cash = 6.85.
Như vậy cổ phiếu giao dịch ở mức giá tương đương net cash, các tài sản còn lại chưa tính đến. Quá rẻ, tôi quyết định mua vào ở mức giá 6.5.
Kết quả là đến tháng 1 năm 2012, giá cổ phiếu giảm về mức 3.x, tức là tôi đã lỗ đến 50%.
Lúc này tôi tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Nhớ lúc đó vẫn còn tiền trong tài khoản nhưng tôi không dám mua thêm. Đến tháng 3 năm 2012 thì VIX chạy 1 lèo trở về 6.x, mừng quá tôi quyết định bán bớt VIX, chủ yếu là vì vẫn còn sợ hãi mức lỗ 50%. Cũng may là sau khi cân nhắc, tính toán kỹ tôi vẫn còn giữ lại 1 nửa lượng cổ phiếu để sau đó bán được ở mức giá 10.x(tương đương NWC) . Bán xong thì lại ngẩn ngơ nhìn nó phi lên giá 15.x . Đó là mối tình đầu của tôi với NetNet stock, cũng khá nhiều thăng trầm.

Phi vụ thứ 2 chính là cổ phiếu CSG.
Tháng 3/2012, tôi đọc được tin CSG có kế hoạch giải thể. Sau khi tìm đọc báo cáo tài chính 2011 của CSG, tôi tính toán giá trị khi thanh lý của CSG trong khoảng 14-16K, trong đó net cash chiếm tỷ lệ lớn(khoảng 10k). Thị trường đang giao dịch CSG ở mức giá 7.x .Đây đúng là 1 net net stock nên tôi quyết định mua vào. Vào đầu quí 3 năm 2012, sau khi CSG chính thức tuyên bố giải thể, tôi quyết định mua thêm cổ phiếu mặc dù giá CSG lúc này đã dao động trong khoảng 10.x. Ngày 3/10/2012, CSG hủy niêm yết và ngày 24/10/2012, CSG trả tiền cho cổ đông đợt đầu tiên 9.4K. Đến ngày 4.1.2012 thì tổng số tiền nhận được(sau 3 đợt) đã là 14K, ngoài ra còn 1 đợt thanh toán cuối cùng. 
Update: Hôm 26.04.2013 tôi nhận được thêm 700 đồng /1 cp tiền giải thể CSG.

Case 3: AVS.
Tôi bắt đầu mua vào AVS hồi tháng 7.2012 ở mức giá 3.2. NWC của AVS lúc đó khoảng 5-6K, NetCash khoảng 4.5K. Có 1 số chi tiết đáng lưu ý là AVS đã quyết định thu gọn hoạt động, tiết kiệm chi phí, công ty có khả năng tiến hành giải thể. Ngoài ra chủ tịch hội đồng quản trị liên tục mua vào cổ phiếu. Như vậy là AVS không những đang giao dịch ở mức giả rẻ mà còn có các chất xúc tác để cổ phiếu trở về đúng giá trị thực của nó. Đến tháng 4 năm 2013 thì AVS đã giao dịch ở mức giá 4.9. Return on investment đạt 50% trong vòng 9 tháng.
Sơn Tùng.
03.05.2013

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.