Posts

Showing posts from September, 2014

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2014

Các bạn thân mến! Tiếp đà tăng từ năm 2013, quý 1 năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ của thị trường chứng khoán. Có lúc VnIndex và HnxIndex đã tăng lần lượt 20.29%, 37.07%. Tuy nhiên thị trường đã giảm điểm trong quý 2 và kết thúc 6 tháng đầu năm VN-Index chỉ còn tăng 14.55% trong khi Hnx tăng 14.87%. Trong thời gian này quỹ Sơn Tùng đã đạt được mức lợi nhuận 26.83%. Xung đột biển Đông. Căng thẳng trên biển Đông vào những ngày đầu tháng 5 đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán. Đặc biệt, chỉ số chứng khoán đã giảm mạnh trong ngày 8.5, phiển giảm điểm mạnh nhất trong 13 năm của VN-Index(5.87%) và mạnh nhất trong lịch sử Hnx-Index(6.4%). Quỹ Sơn Tùng may mắn bước vào đợt suy giảm này với 66.8% danh mục là tiền mặt nên không bị tác động nhiều, ngược lại có thể tận dụng cơ hội để mua vào các cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn. Cần nhấn mạnh là tôi không hề dự đoán được thị trường. Vào tháng 5, quỹ nắm giữ lượng tiền mặt nhiều như vậy là do chưa tìm được nhiều cổ phiếu có mức giá rẻ

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.

Image
​ Qúy vị nhà đầu tư thân mến, Rất cám ơn sự tin tưởng của các bạn(tôi xin phép được xưng hô như vậy) dành cho quỹ đầu tư Sơn Tùng. Hàng năm tôi sẽ gửi thư này đến các bạn để thông báo kết quả và tình hình hoạt động trong năm của quỹ. Ngoài ra tôi hi vọng có thể chia sẻ thêm về triết lý và chiến lược đầu tư của quỹ để các bạn hiểu rõ hơn và thêm tin tưởng vào quỹ Sơn Tùng. Tôi cho rằng sự tin tưởng này là một yếu tốt rất quan trọng để chúng ta cùng đạt được các mục tiêu trong dài hạn. Kết quả đầu tư. Tiếp sau 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm khởi sắc trong năm 2013. Trong năm này chỉ số VN-Index đã tăng 21.97% và HN-Index đã tăng 18.83%. Tôi khá vui mừng khi thông báo rằng quỹ đầu tư Sơn Tùng đạt được tỷ suất lợi nhuận 49.2% trong năm qua (chưa tính cổ tức đã chốt quyền nhưng chưa thanh toán). Có một số điểm tôi muốn nói rõ hơn về kết quả này: (1) Mặc dù tỷ suất lợi nhuận này cao hơn so với thị trường, tôi thực sự có phần chưa hài lòng với kết quả này. Ngu

Phân tích cổ phiếu WSS

Image
 ​ Như hầu hết các công ty chứng khoán vừa và nhỏ khác, công ty chứng khoán phố Wall gặp không ít khó khăn trong vài năm vừa qua. Lợi nhuận trung bình của WSS trong 5 năm gần nhất là 16 tỷ, trong đó năm 2012 công ty lỗ 1.7 tỷ. Một kết quả quá nghèo nàn với số vốn chủ sở hữu lên tới hơn 500 tỷ. Triển vọng kết quả kinh doanh trong các năm tới có vẻ không có gì là khả quan. Vậy điều gì tạo nên sự hấp dẫn của WSS ? Sự hấp dẫn của WSS nếu có chính là liquidation value so với market cap hiện tại. Nhìn vào balance sheet của WSS trong báo cáo kiểm toán cuối năm 2012, ta sẽ thấy WSS có 308 tỷ là tài sản ngắn hạn. Với tổng nợ là 17 tỷ, net net working capital của WSS tương đương 291 tỷ - gấp khoảng 1.5 lần so với market cap hiện tại là khoảng 191 tỷ. Thực ra điều này cũng không có gì là mới mẻ khi WSS đã giao động xung quanh mức giá hiện nay trong khoảng thời gian khá dài. Vậy điều gì có thể khiến cho price của WSS tiến gần hơn tới liquidation value ? Có hai yếu tố làm tôi tin rằng chuyện

Quỹ mở - Ủy thác Broker, Money Manager: Lựa chọn nào cho nhà đầu tư cá nhân?

Image
 ​ Thông thường một người có nhu cầu đầu tư chứng khoán nhưng không có thời gian để nghiên cứu thì có các lựa chọn: (1) đầu tư vào quỹ mở, (2)ủy thác cho StockBroker hoặc Money Manager. Tôi lược dịch và trình bày ý kiến của Seth Klarman về vấn đề này trong cuốn "Margin of safety". Quỹ mở. Quỹ mở theo lý thuyết là một lựa chọn tốt của các nhà đầu nhỏ khi hội tụ các yếu tố: quản lý chuyên nghiệp, chí phí thấp, có tính thanh khoản cao và danh mục đầu tư đa dạng. Tuy nhiên trong thực tế thành tích của quỹ mở chỉ đạt mức trung bình mặc dù có một số quỹ là ngoại lệ. Quỹ mở có ưu điểm là dễ dàng gửi và rút tiền khỏi quỹ với chi phí không đáng kể, một ưu điểm nổi trội hơn quỹ đóng. Tuy nhiên chính ưu điểm này lại dẫn tới một hạn chế của quỹ mở. Vì dễ dàng chuyển đổi nên các nhà đầu tư nhỏ thường nhanh chóng bỏ chạy khỏi các quỹ có kết quả kém trong thời gian gần đây. Trong khi đó lợi nhuận của quỹ mở trực tiếp đến từ phí quản lý và chỉ gián tiếp đến từ performance. Các quỹ p

Cách tính phí trong quỹ của Warren Buffett

Image
​ Các  quỹ đầu tư  ngày nay thường thu phí theo công thức 2-20, tức là thu cố định 2% Asset Under Management(AUM) và 20% Profit. Tuy nhiên khi Buffett còn quản lý quỹ những năm 60s, ông có cách thu phí khá đặc biệt. Nhà đầu tư có thể tùy chọn 1 trong 3 cách sau: Lãi suất cơ bản, Buffett, Nhà đầu tư. 6%, 1/3, 2/3 4%, 1/4, 3/4 None, 1/6, 5/6 Theo cách 1 Buffett sẽ thu 33.3% của phần return trên 6%. Theo cách 2 Buffett sẽ thu 25% của phần return trên 4%. Theo cách 3 Buffett sẽ thu 16.6% của toàn bộ profit. Trong trường hợp quỹ thua lỗ thì Buffett không thu được tiền quản lý. Các khoản lỗ này sẽ không trừ vào phần phí quản lý Buffett đã thu năm trước nhưng sẽ trừ vào phần lợi nhuận thu được trong tương lai. Ví dụ: Năm 0 : ban đầu có 1000$ Năm 1 : - 20% : kết quả 800$ Năm 2 : +50% : kết quả 1200$ Nếu nhà đầu tư chọn cách 1 với lãi suất cở bản 6% thì sau 2 năm Buffett sẽ thu phần phí quản lý là 0.25 x (1200 - 1000 x 1.06 x 1.06) = 19.1$. Việc phân chia lợi nhuận sẽ tính

Tuyên ngôn của một nhà đầu tư

Image
​ Tôi là nhà đầu tư, tôi không phải là nhà đầu cơ. Tôi không dũng cảm như người môi giới của tôi nghĩ. Do vậy điều quan trọng nhất với tôi luôn luôn là "biên độ an toàn". Kiên nhẫn đối với tôi là một đức tin. Tôi kháng cự lại bản năng hành động của con người. Tôi biết rằng nếu tôi làm việc chăm chỉ và trung thực, tôi sẽ thành công trong cuộc sống, đầu tư cũng không ngoại lệ. Tôi tập trung vào giảm thiểu thua lỗ hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Tôi không cố gắng để dự đoán tương lai mà sẽ cố gắng để chuẩn bị cho nó. Tôi tôn trọng các chu kỳ của thị trường vì tôi biết rằng điều mà những người sáng suốt làm ở giai đoạn đầu thì những kẻ ngốc nghếch làm ở giai đoạn kết thúc. Tôi luôn nhớ rằng công việc quan trọng nhất của một nhà đầu tư không phải là kiếm thật nhiều tiền mà là kiểm soát rủi ro. Tôi biết rằng không có con đường dễ dàng đến thành công. Khoảnh khắc mà tôi tin rằng con đường ấy tồn tại, tôi đã tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Đối với tôi, không có cái gọi là làm già

[Phần 2] Quản lý danh mục đầu tư

Image
  ​ Quản lý dòng tiền và sự thanh khoản cho danh mục. Không có nhà đầu tư nào là không thể mắc sai lầm và không có vụ đầu tư nào là hoàn hảo. Do vậy khi thực hiện một bước đi nào đó, cần đảm bảo rằng chúng ta luôn có đường lui. Nếu chúng ta mua một cổ phiếu thanh khoản như KLS vì cho rằng lợi nhuận trong quý sắp tới của doanh nghiệp này tăng đột biến, chúng ta có thể thoát ra mà không tốn nhiều chi phí khi nhận ra rằng đánh giá của mình là sai trước lúc công ty công bố kết quả. Ngược lại nếu chúng ta mua một cổ phiếu bị hủy niêm yết và không hề có kế hoạch trả lại tiền cho cổ đông thì chúng ta gần như không có đường lui cho thương vụ này.  Khi nhà đầu tư không đòi hỏi phần thưởng lớn cho việc hi sinh thanh khoản, họ sẽ thường luôn luôn hối hận cho quyết định đó. Hầu hết thời gian, thanh khoản không phải là một vấn đề quá quan trọng nếu bạn quản lý một danh mục đầu tư với mục tiêu dài hạn. Có rất ít nhà đầu tư đòi hỏi danh mục của họ phải có khả năng chuyển toàn bộ thành tiền mặt

[Phần 1] Quản lý danh mục đầu tư.

Image
Lựa chọn  cổ phiếu  giống như đánh từng trận nhỏ còn  quản lý danh mục đầu tư  là đánh cả cuộc chiến. Ta có thể thua trong từng trận đánh nhỏ nhưng mấu chốt là phải đảm bảo thắng cả cuộc chiến. Do vậy vai trò của người quản lý danh mục  đầu tư  quan trọng như vai trò của người thống lĩnh trên chiến trường.  ​ Vì sao lại cần quản lý danh mục đầu tư? Thông thường một nhà đầu tư giỏi thì cũng chỉ có khả năng lựa chọn cổ phiếu với xác xuất thắng/thua là 7/3 (cái này là tôi nghe các cao thủ nói vậy  ). Vậy nhà đầu tư đó có nên cược tất cả số tiền của mình vào cổ phiếu đó hay không? Nếu chọn cược tất cả thì nhà đầu tư đó chịu rủi ro khá lớn bởi thực tế vẫn có 3 phần thua và nếu thua là mất toàn bộ vốn. Ngược lại nếu nhà đầu tư đó chia số tiền của mình ra làm nhiều phần để đặt cược nhiều lần mà mỗi lần xác suất thắng/thua = 7/3 thì sau khi trải qua liên tiếp nhiều lần cược, nhà đầu tư sẽ có khả năng thắng cược với mức độ an toàn cao hơn. Quá trình này đòi hỏi tới việc quản lý danh mục đ

Phân tích cổ phiếu WCS

Image
WCS  là công ty cổ phần bến xe miền Tây. Nghành nghề chính của WCS là kinh doanh, quản lý bến xe miền Tây - một trong những bến xe quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ hành khách đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bàn về doanh nghiệp. - WCS kinh doanh dịch vụ bến xe khách nên không có hàng tồn kho. Bên cạnh đó, các khoản phải thu và tài sản lưu động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tài sản đầu tư. Công ty chủ yếu chỉ phải đầu tư vào tài sản cố định là bến xe. Các yếu tố này làm cho tỷ suất sinh lời tại mảng kinh doanh cốt lõi rất cao. Theo số liệu tính toán cho năm 2012. Tài sản đầu tư = các khoản phải thu + hàng tồn kho + tài sản lưu động khác + tài sản cố định => TSĐT = 19.5 tỷ Ta tạm thời không trừ nợ phải trả vì nếu đưa vào nợ phải trả thì tài sản đầu tư của công ty là nhỏ hơn 0. EBIT năm 2012 = 24.8 tỷ => Tỷ suất sinh lời trên tài sản đầu tư = 24.8 / 19.5 = 127%. Tuy vậy ROE của WCS năm 2012 "chỉ là" khoảng 34%, nguyên do trong cơ

Bạn có tố chất để trở thành Warren Buffett của Viet Nam hay không? [Phần 2]

Image
 ​ Lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự phải là thứ giúp bạn đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối thủ và đối thủ của bạn cũng biết điều đó nhưng không thể sao chép được. Chúng ta sẽ cùng xem xét những tố chất làm nên "lợi thế cạnh tranh bền vững" của một nhà đầu tư được Mark liệt kê ra là gì? 1, Khả năng mua vào cổ phiếu khi mọi người đang hoảng loạn và bán ra khi các nhà đầu tư khác đang cực kỳ hưng phấn.  Mọi người đều nghĩ họ có thể làm được điều này nhưng khi thị trường hoảng loạn và bán tháo, ít người thực sự có can đảm mua vào cổ phiếu. Nhớ lại ngày thứ hai đen tối(19-10-1987), thị trường toàn cầu gần như sụp đổ, chỉ số Dow Jones giảm 22.6% trong một ngày, lúc đó bạn có đủ tỉnh táo và dũng cảm để xem xét mua vào cổ phiếu hay không? Ở thái cực ngược lại, vào năm 1999 thị trường tăng điểm hàng ngày. Cổ phiếu tăng giá tạo nên sự hưng phấn cao độ cho nhà đầu tư. Quyết định bán lúc đó đi ngược lại bản năng của hầu hết mọi người. Các nhà quản lý quỹ lại càng khó để bán và