Vì sao Warren Buffett mua cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo?


 ​


VFPress từng bàn tán khá xôm về các cổ phiếu ngân hàng mà tôi thì chưa từng phân tích nghành này nên rất muốn tham khảo các nhà đầu tư lão luyện để xem họ nghĩ thế nào khi quyết định mua cổ phiếu ngân hàng. Thật may là cụ Warren Buffett đã mua và đã giải thích lý do vì sao cụ lại mua cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo năm 1990.

Giai đoạn 1989-1990, bong bong bất động sản tại California vỡ và cổ phiếu của các ngân hàng có nhiều khoản cho vay tại đây sụt giảm mạnh. Cứ mỗi tháng qua đi, các khoản nợ xấu liên tiếp hiện ra mặc dù trước đó lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định mọi việc đều ổn. Các nhà đầu tư nhanh chóng đi đến kết luận rằng không thể tin vào các con số mà các ngân hàng báo cáo và họ bán tháo cổ phiếu. Trong năm 1990, cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo giảm tới 50% trong vòng vài tháng. Tận dụng cơ hội bán tháo từ thị trường, cụ Buffett mua vào tới 5 triệu cổ phiếu Wells Fargo, chiếm gần 10% tổng số cổ phiếu lưu hành.(Nếu mua trên 10% thì cần có sự cho phép từ Fed)

Cụ Buffett vốn dĩ không thích các ngân hàng vì đó là các công ty sử dụng đòn bẩy lớn, những sai lầm nhỏ với tổng tài sản có thể gây ra tác hại lớn với vốn chủ sở hữu. Wells Fargo là một trường hợp ngoại lệ và lý do cho sự ngoại lệ này là:

1.Lãnh đạo tốt, quản lý tốt. Các ngân hàng là các định chế có đòn bẩy lớn(tổng tài sản = 20 lần vốn chủ). Đây là đòn bẩy tài năng/yếu kém của lãnh đạo ngân hàng. Do vậy cụ Buffett chỉ mua các ngân hàng được quản lý tốt tại mức giá hợp lý chứ ông không mua các ngân hàng quản lý kém dù giá rất rẻ.
2.Tỷ suất lợi nhuận cao. Well Fargo thường đạt ROE trên 20% và ROA > 1.25%.
3.Giá rẻ. Cụ Buffett mua Well Fargo tại PE(sau thuế) < 5, PE(trước thuế) < 3.

Một số rủi ro cho thương vụ đầu tư này là.
1.Rủi ro động đất tại California.
2.Rủi ro khủng hoảng, dẫn tới sự sụp đổ của các định chế tài chính sử dụng đòn bẩy quá cao.
3.Giá nhà đất tại California sẽ tiếp tục giảm sâu bởi dư cung và sẽ gây thua lỗ lớn cho các ngân hàng đã cung cấp nhiều tín dụng cho bất động sản.

Trong khi 2 rủi ro đầu có xác suất thấp thì rủi ro thứ 3 có xác suất cao hơn và phải cân nhắc.
Năm 1990, tổng tải sản Wells Fargo là 56 tỷ, vốn chủ trên 3 tỷ, lợi nhuận trước thuế trên 1 tỷ, sau khi đã trích lập dự phòng 300 triệu. Cụ Buffett tính rằng, giả sử 10% trong số 48 tỷ đang cho vay của Wells Fargo có vấn đề và sẽ mất 30% tiền gốc(và 100% tiền lãi) thì công ty vẫn hòa vốn. Trong trường hợp này, cụ Buffett vẫn cảm thấy thoải mái và ông sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu của một công ty không có lợi nhuận trong 1 năm nhưng sau đó có thể đạt tỷ suất lợi nhuận 20% với số vốn chủ không ngừng tăng lên.

Kết quả của thương vụ này ra sao?
Sau 25 năm, Wells Fargo trở thành một trong những thương vụ rất thành công của cụ Warren Buffett minh chứng từ đồ thị dưới:
 ​

Một chi tiết đáng lưu ý nữa là năm 1990 cổ phiếu Bank Of America(BAC) cũng giảm mạnh không kém Wells Fargo, nhưng kể từ đó tới nay tỷ suất lợi nhuận của BAC kém xa Wells Fargo.​

Tài liệu tham khảo:
http://www.berkshirehathaway.com/letters/1990.html
http://www.fool.com/investing/gener...fetts-25-year-love-affair-with-wells-far.aspx

Link: http://vfpress.vn/threads/vi-sao-warren-buffett-mua-co-phieu-ngan-hang-wells-fargo.144371/

Comments

  1. a tùng cho e hỏi là làm sao biết sau khi mất 30% tiền gốc (100% tiền lãi) của 10% 48 tỷ mà côn ty vẫn hòa vốn nhỉ




    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.