[Phần 3]Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật vây bắt doanh nghiệp

 ​
Carl Icahn xuất thân là dân Arbitrage(tôi không biết dịch từ này sang tiếng Việt thế nào). Arbitrage nghĩa là mua giá thấp và bán giá cao cùng một loại tài sản, cùng một thời điểm, tại các thị trường khác nhau. Chẳng hạn Icahn tận dụng sự chênh lệch giữa cổ phiếu và giá trái phiếu chuyển đổi hoặc giữa cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu, v.v để thực hiện Arbitrage. Ví dụ, một số trái phiếu của CII có thể chuyển đổi tại giá 18 và bạn có thể bán khống cổ phiếu CII tại giá 22. Nếu chi phí mua trái phiếu chuyển đổi và chi phí bán khống cộng lại nhỏ hơn phần chênh lệnh (22 -18 = 4 giá) thì đó chính là lợi nhuận ta thu được. Những giao dịch kiểu này tuy lợi nhuận thấp nhưng hầu như không có rủi ro.

Sau một thời gian thực hiện Arbitrage như trên, Carl Icahn nhận thấy cơ hội tại các quỹ đóng. Như chúng ta đã biết, quỹ đóng(trước đây có VF1, VF4, v.v) thường giao dịch tại mức discount so với giá trị chứng chỉ quỹ(ccq). Do vậy, Icahn có thể mua các ccq này đồng thời bán khống các cổ phiếu trong danh mục của quỹ đóng để ăn chênh lệch. Tuy nhiên cách này có rủi ro(Arbitrage cổ điển hầu như không có rủi ro) là khoảng cách giữa giá và giá trị của ccq có thể ngày càng rộng khiến cho Icahn bị margin call(do bán khống cổ phiếu) trong khi chưa thu được lợi nhuận từ việc nắm giữ ccq.
Để hạn chế rủi ro, Icahn thường tiếp cận và vận động người quản lý quỹ đóng tiến hành đóng quỹ hoặc chuyển đổi thành quỹ mở. Bằng cách này, Icahn chủ động làm cho ccq về gần với giá trị thật và ông có thể hiện thực hóa lợi nhuận của mình. (Không rõ Vfers nào đã đứng ra vận động các quỹ đóng chuyển thành quỹ mở?)

Arbitrage quỹ đóng mang lại lợi nhuận tốt nhưng thực ra không có nhiều quỹ đóng để Icahn tiếp tục thực hiện chiến lược này. Lúc này là vào khoảng năm 1975, tức 2 năm sau cú sụt năm 1973-1974(giảm 45% so với đỉnh tháng 1 năm 1973). Thời điểm này có rất nhiều cổ phiếu đang giao dịch tại giá nhỏ hơn giá trị thanh lý tài sản và Icahn là một trong ít người đánh hơi thấy cơ hội tại đây. Ông nghĩ rằng: "nếu ta có thể chủ động thanh lý quỹ đóng thì ta cũng có thể làm điều tương tự với các công ty".

Từ đây, Carl Icahn từ Arbitrager chuyển qua một giai đoạn mới - người đi thâu tóm các công ty(Corporate Raider). Chiến lược đầu tư của ông, gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng, viết đại khái là:
“Giá trị thanh lý tài sản của nhiều công ty Mỹ đã tăng lên trong vài năm qua nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu. Dó đó chúng ta có hội tuyệt vời để kiếm được lợi nhuận lớn nếu biết nắm bắt một cách chính xác. Lãnh đạo của không ít công ty có các tài sản tốt nắm giữ ít cổ phần nhưng lại hưởng nhiều bổng lộc của công ty. Họ cố gắng xây dựng một “vạn lý trường thành” bao quanh công ty nhằm bảo vệ bổng lộc của họ. Chiến lược của chúng tôi là trở thành cổ đông lớn của các công ty này và tác động tới công ty để hiện thực hóa lợi nhuận bằng một số cách:
1, Thuyết phục ban lãnh đạo thanh lý hoặc bán công ty cho các “kỵ sỹ trắng”.
2, Tiến hành bỏ phiếu thay đổi ban lãnh đạo(Proxy contest).
3, Đề xuất mua lại công ty với giá cao hơn giá thị trường.(Tender Offer).
4, Bán lại cổ phần cho công ty(Greenmail)
 .”

Chú thích:
- “Kỵ sỹ trắng” là những người mua lại công ty một cách thân thiện. Họ thường giữ lại và ủng hộ ban lãnh đạo hiện hành của công ty.
- Greenmail: những người đi thâu tóm đề xuất với lãnh đạo công ty bị thâu tóm(rất muốn bảo vệ chiếc ghế của mình) mua lại cổ phần của họ với giá cao hơn giá thị trường. Hành động này gọi là Greenmail và hiện nay đã bị cấm tại Mỹ.

Trong phần sau, ta sẽ tìm hiểu quá trình thâu tóm một công ty cụ thể của Icahn.

Tài liệu tham khảo:
Deep Value: Why Activist Investors and Other Contrarians Battle for Control of Losing Corporations.

Comments

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.