[Phần 4]Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật vây bắt doanh nghiệp



Quá trình “vây bắt” một công ty thường diễn ra theo ba giai đoạn mà tôi tạm gọi là: khởi động, trình diễn, và kết thúc.
Khởi động: đây là giai đoạn mà các bên bắt đầu nhập cuộc và làm ấm cơ thể. Lúc này cuộc chơi nằm trong bóng tối và thị trường bên ngoài thường chưa biết thông tin về cuộc thâu tóm.
Năm 1977, Icahn tìm thấy thấy cơ hội tại công ty Tappan Stove Company, chuyên sản xuất lò vi sóng. Cùng với cú sụt năm 1974, cổ phiếu Tappan giảm mạnh khi công ty thua lỗ lần đầu tiên sau 40 năm vì sản phẩm mới thất bại. Icahn khởi động bằng việc mua cổ phiếu Tappan vào năm 1977 với giá $7.5/cp.
Lý do ông chọn Tappan vì cho rằng mức giá $7.5 quá rẻ so với giá trị thật của công ty - phải gần tương đương giá trị sổ sách($20/cp). Icahn cũng cho rằng Tappan rất thích hợp cho một vụ thâu tóm chiến lược. Thâu tóm chiến lược là việc một cty cùng hoặc khác nghành muốn mua một công ty khác để xâm nhập vào thị trường mới.
Sau khi liên tục mua vào cổ phiếu, Icahn ngỏ ý muốn nói chuyện với lãnh đạo công ty. Hai bên đồng ý đi ăn trưa để bày tỏ quan điểm của mỗi bên. Icahn cho rằng công ty đang giao dịch dưới giá trị và nên bán lại toàn bộ công ty cho các “kỵ sỹ trắng” với giá cao hơn giá thị trường. Icahn thậm chí đã mời sẵn một kỹ sỹ trắng cùng tới dự bữa trưa.
Tuy nhiên chủ tịch công ty, Blasius nhanh chóng khẳng định rằng công ty không phải để bán.
Còn “kỹ sỹ trắng” thì nói rằng sẽ không “thâu tóm thù địch” khi lãnh đạo công ty không muốn bán.
Lúc này, thị trường hầu như chưa biết thông tin gì và cổ phiếu không biến động nhiều.

Trình diễn: là giai đoạn cuộc chơi bước ra ánh sáng, cổ đông và công chúng chú ý tới vụ thâu tóm này.
Đến tháng 11 năm 1978, Carl Icahn gửi thông báo tới SEC về việc trở thành cổ đông lớn. Thị trường lúc này lập tức chú ý tới diễn biến đang diễn ra với công ty và cổ phiếu Tappan tăng giá.
Với việc trở thành cổ đông lớn, Icahn yêu cầu tham gia vào ban điều hành. Lãnh đạo công ty, Blasius, lập tức từ chối với lý do đã có đủ 9 người trong ban điều hành. Blasius tiếp tục phản công bằng cách tiến hành phát hành thêm cổ phiếu, khiến cho Icahn không còn là cổ đông lớn.
Khi không còn là cổ đông lớn, ảnh hưởng của Icahn sẽ giảm đi đáng kể. Icahn quyết định thực hiện một cuộc chiến truyền thông: lên án ban lãnh đạo công ty, thuyết phục cổ đông phủ quyết việc phát hành cổ phiếu và bầu Icahn vào ban điều hành. Với diễn biến tồi tệ của cp Tappan trong mấy năm vừa qua, Icahn được cổ đông ủng hộ và ông có ghế trong ban điều hành.
Ngay sau khi tham gia điều hành, Icahn thanh lý các bộ phận hoạt động kém hiệu quả và tích cực tìm đối tác để bán lại toàn bộ công ty. Nhận thấy trước sau gì Icahn cũng sẽ tìm được người mua, lãnh đạo cũ của Tappan cũng tự mình đi tìm “kỵ sỹ trắng”.

Kết thúc: là giai đoạn cuộc chơi ngã ngũ, một trong hai bên thắng cuộc hoặc hai bên thỏa thuận để đạt được lợi ích tốt nhất cho mỗi bên. Giai đoạn này thường diễn ra vào kỳ đại hội cổ đông.
Cuối cùng, Electrolux đồng ý mua lại Tappan ở giá $18.5/cp năm 1979. Electrolux không những giữ lại ban điều hành mà còn đầu tư thêm vốn để Tappan tiếp tục phát triển. Icahn thì thu được mức lợi nhuận lên tới 90% sau khoảng 2 năm.
Chủ tịch hội đồng sáng lập công ty Tappan, Dick Tappan, ấn tượng với chiến lược đầu tư của Icahn đến nỗi ông quyết định đầu tư $100,000 vào quỹ của Icahn - hẳn là một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận rất tốt.

Tài liệu tham khảo:
Deep Value: Why Activist Investors and Other Contrarians Battle for Control of Losing Corporations.

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.