[Phần 5]Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật vây bắt doanh nghiệp

 ​
Bài học lịch sử về tính chính danh và khoảng trống quyền lực.
Diệt xong nhà Trịnh, Nguyễn Huệ cướp bóc Bắc Hà, rút về miền trung để lại khoảng trống mênh mông quyền lực và xơ xác vật chất. Lê Chiêu Thống dại dột qua Tàu rước quân ngoại xâm về, để lại Thăng Long khoảng trống chính danh. Nguyễn Huệ nhanh chóng lấp mình vào chỗ chính danh ấy, lên ngôi Hoàng Đế, sử dụng địa phương quân đánh chặn quân Thanh từ biên giới về đến đất Kinh Kỳ. Chiến thắng Kỷ Dậu đã đưa Quang Trung lên hàng siêu sao về quân sự, thống nhất Trung – Bắc.”(1)

Năm 1945, Pháp và Nhật oách nhau, để lộ ra khoảng trống quyền lực tại Việt Nam. Việt Minh khi đó với nhiều ngôi sao sáng trong đội hình đã mau lẹ lấp vào khoảng trống quyền lực này. Đồng thời lại tổ chức mít tinh, diễu hành, và đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9, tất cả chính là để có chính danh lên nắm quyền.

Từ những bài học lịch sử trên, ta thấy rằng để thâu tóm và lên nắm quyền tại các công ty thì sẽ dễ dàng hơn nhiều khi có tính chính danh và khoảng trống quyền lực. Đó là lý do vì sao khi oánh nhau với tầng lớp lãnh đạo cty, người đi thâu tóm thường lên án rằng ban lãnh đạo làm ăn kém hiệu quả, hưởng lương thì nhiều lại còn cấu kết bòn rút tài sản công ty, v.v. Những người kém cỏi này phải ra đi để người có năng lực lên thay thế. Tính chính danh của người đi thâu tóm từ đây mà có. Chuyện nghe hao hao giống thời phong kiến, khi các thế lực cầm quyền mới tuyên truyền rằng “vận số” triều đại cũ đã tận, nay họ “thuận theo ý trời” phế truất vua cũ và lên ngôi Hoàng Đế. (Ngày nay, bài "thuận theo ý trời" không dùng được nữa, đúng ra giờ phải thuận theo người bỏ phiếu)

Tại các nước phát triển, kịch bản thường thấy cho các vụ thâu tóm là lãnh đạo, cổ đông sáng lập công ty đã già, sắp qua đời và không có người thừa kế xứng đáng khiến cho doanh nghiệp đi xuống. Từ đây lộ ra khoảng trống quyền lực để người đi thâu tóm tìm ra cơ hội. Đặc biệt, nếu các doanh nghiệp này làm ăn quá bết bát thì người đi thâu tóm càng có tính chính danh để phế truất lãnh đạo cũ, lên nắm quyền và tái cơ cấu công ty.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng có khá nhiều cơ hội khi nhà nước thoái vốn trên diện rộng để lộ ra khoảng trống quyền lực mênh mông tại rất nhiều doanh nghiệp. Người đi thâu tóm có thể nắm quyền, cắt giảm chi phí, làm cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn rồi bán lại công ty sau khi đã mông má lại. Nói gọn là biến các công ty xấu xí thành hoa hậu, rồi niêm yết hoa hậu lên sàn(khá giống với leverage buyout).

Chắc chắn có nhiều người đã nhìn thấy các cơ hội này và họ vẫn đang hành động. Lấy ví dụ cổ phiếu EFI. Sau nhiều năm hoạt động, nhà xuất bản GD chỉ còn nắm giữ 12.8% cổ phần. EFI có thời gian dài giao dịch tại mức giá 6.x trên giá trị sổ sách 14.5. Tài sản của EFI khá rõ ràng bao gồm tiền, cổ phiếu, và đất đai. Một số cổ đông lớn đã đang tích cực mua vào cổ phiếu và đáng chú ý là sắp hết tháng 5 mà vẫn chưa tiến hành ĐHCĐ. Chủ tịch HĐQT thì lại mới từ nhiệm. Tôi có gọi điện và được kế toàn trưởng công ty trả lời là vẫn chưa biết bên nào sẽ tổ chức đại hội. Hẳn là sẽ có một cuộc đấu tranh gay go trong kỳ đại hội tới này.

Hay như cổ phiếu VFR, SCIC đăng ký thoái vốn 51%, ngày 20/05 vừa rồi đã có 6.46 triệu cp(chiếm 43%) được giao dịch thỏa thuận. Chứng khoán IB cũng tham gia vào thương vụ này(có lẽ với vai trò là môi giới thu gom cổ phiếu cho cá nhân/tổ chức khác?).
Ngoài ra, tôi tin rằng còn có rất nhiều deal thú vị khác đang diễn ra, nay xin rửa tai nghe các bác chém. ^_^

[Phần 4] Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật 'vây bắt' doanh nghiệp
[Phần 3] Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật 'vây bắt' doanh nghiệp
[Phần 2] Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật 'vây bắt' doanh nghiệp
[Phần 1] Đầu tư thâu tóm - Nghệ thuật 'vây bắt' doanh nghiệp

(1) http://5xublog.org/

Comments

Popular posts from this blog

Quỹ Sơn Tùng - Thư gửi các nhà đầu tư bán niên 2015

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

[Quỹ Sơn Tùng] Thư gửi các nhà đầu tư năm 2013.