Posts

[Backtest Strategies - Nghiên cứu một số chiến lược đầu tư giá trị - update 2019]

Image
#1. Năm 2017 có dịp sử dụng Bloomberg Terminal, tôi thử test một số chiến lược đầu tư trong giai đoạn từ 01/01/2009 - 01/01/2017. Kết quả cao nhất là chiến lược đầu tư theo kiểu Magic Formula của Joel Greenblatt mà tôi hay gọi là GoodGood: Good Company: ROA > 10%, ROE > 15%. Good Price: 0 < EV/EBIT < 10. Nếu đầu tư theo cách này trong giai đoạn 2009-2017, mỗi năm chúng ta chỉ cần làm việc 1 ngày và vẫn thu về kết quả trên 20%/năm. Chi tiết như trong hình dưới. #2. Năm 2019, tôi test lại các chiến lược đầu tư này cho giai đoạn 01/01/2008 - 01/01/2019. Trong 11 năm này, VNIndex đã giảm từ 927 điểm về 892 điểm. Tuy vậy cách đầu tư theo kiểu GoodGood và/hoặc dựa theo định giá EV/EBIT thấp vẫn cho kết quả tốt hơn các chiến lược còn lại. Tất nhiên tỷ suất lợi nhuận trung bình năm đã giảm đi đáng kể so với giai đoạn 2009-2017. #3. Dưới đây là danh sách 25 công ty có định giá EV/EBIT thấp nhất và 54 công ty có ROE > 20% và 0 < EV/EBIT < 10.

Suy nghĩ về vĩ mô - phần 2

Image
[ Suy nghĩ về vĩ mô - phần 2 ] 8. Việt Nam mình có câu nói : “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Có lẽ lo sợ cho viễn cảnh này mà anh Vũ Thành Tự Anh mới bảo câu hỏi “Việt Nam được hưởng lợi gì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?” không phải là câu hỏi đúng. Khi hai cường quốc này oánh nhau để sắp xếp lại trật tự thế giới, những được mất của một nước Việt bé nhỏ có thể lớn hơn rất nhiều. Vì các cường quốc này đều sở hữu vũ khí hủy diệt nên nhiều khả năng họ sẽ không đấu súng trực tiếp. Nhưng để tranh giành ảnh hưởng, có thể họ sẽ đấu súng ở các nước thứ 3 (Proxy War). Đó là số phận mà Việt Nam đã từng phải chịu trong chiến tranh lạnh khi Mỹ và Liên Xô xung đột. 9. Tôi thấy anh Vũ Thành Tự Anh và cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson đều nói một ý rất quan trọng là cuộc xung đột này sẽ không kết thúc khi Mỹ Trung ngồi đàm phán và chấm dứt chiến tranh thương mại. Bởi lẽ mâu thuẫn cơ bản vẫn còn đó. Đó là mâu thuẫn giữa thế lực mới đe dọa vị trí số 1 của thế lực cũ - người đã đặt

[Suy nghĩ về vĩ mô]

Image
[Suy nghĩ về vĩ mô] 1. Khoảng 100 năm trước đây, sau khi nước Đức thua trận trong Thế chiến thứ nhất, đồng Mark Đức đã mất giá 90% so với đồng Đôla trong giai đoạn 1918-1920. Nhiều người dự đoán nền kinh tế và hệ thống chính trị của Đức sẽ sụp đổ nên họ tiếp tục short đồng Mark Đức đầu những năm 1920. Kết quả là bị thua lỗ nặng. Trong số này, có cả nhà kinh tế và nhà đầu tư huyền thoại John Maynard Keynes, người đã lỗ mất 13,000 bảng vào lúc đó. Đây là một trong số rất nhiều câu chuyện thú vị trong cuốn sách tuyệt vời (nhưng Free) của Ray Dalio: A Template For Understanding Big Debt Crises. Ray Dalio là một huyền thoại đầu tư theo các chiến lược Macro(Vĩ mô). 2. Macro là thứ mà các nhà đầu tư giá trị như tôi không dành nhiều thời gian nghiên cứu. Không phải Macro không quan trọng, mà vấn đề thường là rất khó để dự đoán chính xác diễn biến của tỷ giá, của nền kinh tế, của ngành rồi đưa tới quyết định mua cổ phiếu chính xác. Nhà đầu tư giá trị thường chú trọng nhiều hơn vào từng d

Chuyện bán hàng

[ Chuyện bán hàng ] 1. “Giả định mua hàng” Chị muốn chiếc màu đỏ hay màu xanh? Chị muốn trả bằng tiền mặt hay thẻ? Chị muốn mua cổ phiếu VNM hay VHM? Những câu hỏi này tưởng như cho bạn lựa chọn nhưng thực chất đều dẫn tới một quyết định là “mua hàng”. Cách chốt sale này gọi là “Giả định mua hàng” (assumptive close). 2. Tạo ra sự khan hiếm và yêu cầu hành động. Bạn môi giới: “Có 3 cặp đôi đang quan tâm tới ngôi nhà này.” Người mua: “Nhưng ngôi nhà đã được rao bán cả mấy tháng nay.” Bạn môi giới: “Em biết. Nhưng chủ nhà vừa giảm giá bán. Em khuyên anh chị nên ra giá mua ngay bây giờ. Nếu không, đến cuối ngày căn nhà không còn nữa.” Cách chốt sale này dựa trên giả định về sự khan hiếm và yêu cầu hành động nhanh. Hai ví dụ về cách bán hàng trên đều thuộc chiến lược bán hàng bằng cách gây áp lực. Vì người mua thường chần chừ khi ra quyết định mua hàng nên nhân viên bán hàng tìm cách tạo sức ép để họ quyết định ngay. Bởi lẽ để tới ngày mai thì nhiệt huyết mua hàng sẽ giảm xuống đáng k

Kết quả đầu tư bình quân đạt 24.34%/năm giai đoạn 03/11/2008 - 30/06/2017

Image
[ Kết quả đầu tư bình quân đạt 24.34%/năm giai đoạn 03/11/2008 - 30/06/2017 ] 10 năm trước đây, khoảng 6 tuần sau ngày Lehman Brothers phá sản, 2 tuần sau ngày cụ Buffett đăng đàn khuyến nghị mua vào cổ phiếu ( https://goo.gl/3duj1Q ) tôi đến mở tài khoản tại VPBS vì nghĩ rằng chứng khoán đã giảm rất mạnh (giảm từ 1200 điểm về hơn 300 điểm) thì chắc là cơ hội để mua vào. Suy nghĩ đơn giản của tôi tuy đúng trong dài hạn nhưng gặp thử thách lớn trong ngắn hạn. Từ mức điểm tưởng n hư rất thấp VNIndex tiếp tục giảm thêm hơn 30% nữa trước khi chạm đáy vào tháng 2/2009. Cách tính toán kết quả trên của tôi rất đơn giản. Tôi lấy sao kê tại tất cả các tài khoản mà tôi thực hiện giao dịch rồi thống kê dòng tiền vào ra, sau đó dùng hàm XIRR trong Excel để tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Xem ví dụ như trong hình. Trong cùng khoảng thời gian từ 03/11/2008 đến 30/06/2017, VNIndex tăng trưởng bình quân đạt 9.69%/năm. Cần nhấn mạnh là kết quả 24.34% này do tôi tự tính toán và mặc dù đã t

[Một số chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp]

Image
[Một số chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp] 12. Vào thời khắc đen tối nhất của Lehman Brothers, một số quỹ đầu tư có một hành động cực kỳ can đảm: nhảy vào mua nợ của Lehman. Một số quỹ nổi tiếng là Baupost của Seth Klarman, Paulson & Co của John Paulson, và Elliott Management Corp của Paul Singer. Với 8000 pháp nhân liên quan, khoản nợ trên 600 tỷ đôla Mỹ, 26.000 nhân viên, và trên 100.000 chủ nợ, Lehman xứng đáng là vụ phá sản phức tạp và lớn nhất trong lịch sử.  Các giao dịch phái sinh khổng lồ với Goldman và Citigroup càng khiến cho việc đánh giá nghĩa vụ nợ của Lehman rất phức tạp. (John Paulson tuyển luôn nhân viên cũ của Lehman để tham gia vào thương vụ này.) Vụ đánh cược này có vẻ mang lại thành quả tốt. Giá trái phiếu Lehman vào lúc thấp nhất chỉ giao dịch ở mức 8% mệnh giá. Ban đầu người ta kỳ vọng thu hồi được khoảng 21% mệnh giá trái phiếu, nhưng đến năm 2011 thì khoản nợ đã thu hồi được khoảng 45% mệnh giá. Các khoản nợ thuộc Lehman Brothers Internatio

[Kỷ niệm 10 năm ngày Lehman Brothers sụp đổ]

Image
[Kỷ niệm 10 năm ngày Lehman Brothers sụp đổ] [Những chuyện thú vị về khủng hoảng 2008 - phần tiếp] 8. Chiều tối thứ 6, ngày 12/09/2008, Hank Paulson, bộ trưởng tài chính Mỹ lúc đó, bước xuống máy bay trực thăng, nhanh chóng ngồi vào xe ô tô và cùng các đồng sự tiến thẳng tới trụ sở New York Fed tại số 33 phố Liberty. Bầu trời vần vũ đầy mây đen báo hiệu cơn bão đã tới trung tâm thành phố New York. Tim Geithner, chủ tịch New York Fed cùng với Chris Cox, chủ tịch SEC đã có mặt  từ trước. Bất chấp thời tiết xấu, những ông trùm của thị trường tài chính (Head of Family) cũng lần lượt xuất hiện như TGĐ của JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch, Citigroup v.v Ngoài ra còn có người đứng đầu của Bank of America và Barclay, hai người mua khả dĩ nhất cho thương vụ Lehman. Các ngân hàng châu Âu như Deutsche, RBS, BNP cũng cử người phụ trách thị trường Mỹ tới. Những ông trùm này được yêu cầu đến New York Fed để làm một việc đặc biệt: hỗ trợ cho một đối thủ của họ thâu tóm