Posts

Showing posts from 2017

Kỹ năng hay may mắn?

Image
Đọc memo của bác Howard Marks, tôi mới biết rằng thành tích đầu tư của bác Masayoshi Son(Softbank) thật khủng, bình quân 44%/năm trong vòng 18 năm qua. Tuy nhiên nhìn kỹ hơn thì thấy có một vấn đề, đó là phần lớn thành công này đến từ 1 khoản đầu tư. 20 triệu đôla Softbank đầu tư vào Alibaba năm 2000 giờ có giá trị 50 tỷ đôla, tăng 2500 lần. Kỹ năng hay may mắn, bác Howard Marks đặt dấu hỏi? Câu chuyện này làm tôi nhớ tới 3 câu chuyện khác cũng rất thú vị. 1, Quỹ FrontPoint của Steve Eisman, nổi tiếng với thương vụ bán khống “các loại chứng khoán phái sinh từ các khoản cho vay nhà đất dưới chuẩn” trong đại khủng hoảng 2008-2009, biết đến ý tưởng đầu tư này từ một cuộc gọi điện nhầm số. 2, Vào cái ngày mà cụ Sam Walton tới công ty chứng khoán để bàn chuyện IPO(độ năm 1970), cụ Sam tình cờ gặp một người làm việc ở quỹ đầu tư T. Rowe Price. Cụ Sam tự tin đến nỗi khiến cho anh chàng này tin rằng Walmart sẽ rất thành công. Thế là sau khi về công ty, anh chàng này mua một lô lớ

Sự tiến hóa của một nhà đầu tư - Phần 2 và hết.

Image
Trong bài viết trước, chúng ta thấy sự tiến hóa của Tom Gayner từ tập trung phân tích định lượng(số liệu) sang chú trọng nhiều hơn vào các yếu tố định tính, những yếu tố mà đôi khi báo cáo tài chính không phản ánh hết được. Đây cũng quá trình thay đổi từ việc “mua các công ty kém hiệu quả với giá cực rẻ” sang “mua các công ty tuyệt vời với giá hợp lý”. Sự hiệu quả, hay tuyệt vời của một công ty thường được đánh giá bằng lợi nhuận mà công ty đó mang lại. Quá trình tiến hóa này, nói một cách chính xác là chuyển từ chú trọng đánh giá tài sản(Asset Based) sang chú trọng đánh giá lợi nhuận(Earning Based) khi định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên phải nói rằng đây không phải là con đường duy nhất. Rất nhiều nhà đầu tư vẫn chú trọng vào tài sản nhưng họ mở rộng ra từ chiến lược NetNet của Graham. Họ tìm kiếm giá trị doanh nghiệp tại những nơi mà giá trị sổ sách thấp hơn giá trị thực tế(tài sản ẩn). Đó có thể là bất động sản mà doanh nghiệp sở hữu, có thể là cổ phần tại công ty con, có thể là

Sự tiến hóa của một nhà đầu tư (Phần 1)

Image
Gần đây tôi được nghe bài nói chuyện rất thú vị của Thomas Gayner tại Google. Thomas là phó chủ tịch và giám đốc đầu tư tại tập đoàn Markel - một mô hình tương tự như tập đoàn Berkshire Hathaway của cụ Warren Buffett. Trong bài nói chuyện của mình, Thomas miêu tả quá trình hình thành và phát triển triết lý cùng với các chiến lược đầu tư của mình. Anh hi vọng có thể giúp đỡ các bạn trẻ rút ngắn thời gian học tập và tránh các sai lầm không đáng có trong đầu tư. Giống như nhiều nhà đầu tư giá trị khác, Thomas khởi đầu với các chiến lược tập trung vào phân tích định lượng, thích mua tài sản giá rẻ trước khi chuyển trọng tâm qua phân tích định tính, ưu tiên mua các doanh nghiệp tốt. Nói cách khác, Thomas khởi đầu như Ben Graham và tiến hóa theo hướng đi của Warren Buffett. Chúng ta đều biết Ben Graham nổi tiếng với các chiến lược đầu tư định lượng của mình, trong đó tiêu biểu là NetNet - mua cổ phiếu của các công ty có giá nhỏ hơn Tài Sản Ngắn Hạn - Tổng nợ. (James O'Shaughnes

Dám vươn tới huyền thoại

Sách và các bài viết của Howard Marks luôn chứa đựng những chất liệu rất tốt cho việc tư duy về đầu tư, chúng đặc biệt thích hợp cho việc tu luyện nội công tâm pháp. Bài viết(memo) mới nhất của ông - “Dare to be great II” như thường lệ chứa đựng nhiều ý tưởng và triết lý sâu sắc. Howard nêu lên một số gợi ý cho những ai muốn đạt được kết quả đầu tư vượt trội đó là: “dám khác biệt và dám thất bại”. Dám khác biệt. Bạn không thể hành động như mọi người rồi chờ đợi một kết quả khác biệt. Để có kết quả đầu tư vượt lên trên đám đông thì rõ ràng ít nhất danh mục đầu tư của bạn phải khác biệt so với danh mục của phần lớn các nhà đầu tư khác. Khác biệt là điều kiện cần để bạn thành công hơn mọi người và do đó thông thường bạn phải tách khỏi đám đông. Làm thế nào? Bạn có thể đi câu tại những vùng nước đặc thù của thị trường; mua những thứ mà người khác vẫn chưa nhìn ra, những thứ mà người khác không thích hoặc cho rằng chúng quá rủi ro; bạn nên tránh xa những món hàng nó

Một số tài liệu về đầu tư giá trị -phần 2.

Hồi năm 2013, tôi có viết bài giới thiệu một số tài liệu về đầu tư giá trị: http://diendan.vfpress.vn/threads/mot-so-tai-lieu-hay-ve-dau-tu-gia-tri.67564/ . Quay đi quay lại thế mà 4 năm đã trôi qua. Đúng là khi bạn đủ già thì thấy 5 năm cũng chẳng lâu lắm. Thời gian này tôi cũng mới chỉ đọc thêm được một số ít tài liệu mới, thấy hay nên chia sẻ tiếp cho mọi người đọc chơi. Bác nào mà biết rồi thì thôi. Hehe. 1.The Essays of Warren Buffett Trong vô vàn các cuốn sách viết về thiên tài Warren Buffett(WB) thì tôi thích mấy cuốn mà cụ tự mình viết hơn cả. Tam sao thất bản, đọc các sách của người khác viết có thể khiến ta hiểu nhầm về cụ. Có bác sẽ nói là thiên tài WB chả viết sách bao giờ. Đúng vậy, nhưng cụ có viết thư thường niên cho cổ đông và thường tham dự các buổi phỏng vấn hay gặp gỡ sinh viên. Từ các bức thư hàng năm gửi cổ đông tập đoàn Berkshire Hathaway của cụ WB, tác giả Lawrence A. Cunningham đã tập hợp lại vào cuốn The Essays of Warren Buffett. Cuốn sách này gom các